Chất thải rắn là gì? Phân loại và xử lý chất thải rắn

Không chỉ chất thải rắn mà các loại chất thải luôn được xem là vấn đề nhức nhối, cấp thiết hiện nay. Bởi những hệ quả khó lường nếu không có biện pháp xử lý đúng cách, triệt để. Vậy chất thải rắn là gì? Chất thải rắn công nghiệp thông thường gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay bài viết dưới đây nhé.

Chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn là tổng hợp các loại chất thải tồn tại ở dạng rắn và được sinh ra từ sinh hoạt hàng ngày, các quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh, y tế…Hiểu đơn giản, chất thải rắn là loại chất thải không thể phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong điều kiện tự nhiên. Một số loại chất thải rắn thường gặp có thể kế đến như hộp nhựa, chai lọ, bao bì, túi nilon, giấy báo, thủy tinh, sắt vụn…

Phân loại chất thải rắn

Theo nguồn gốc phát sinh

Phân loại chất thải rắn Theo nguồn gốc
Phân loại chất thải rắn Theo nguồn gốc
  • Chất thải rắn nông nghiệp

Chất thải rắn nông nghiệp là các loại chất thải được sản sinh từ các hoạt động canh tác, sản xuất nông nghiệp. Điển hình như rơm rạ, bao bì, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đạm, cuốc, xẻng…

  • Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp là loại chất thải được phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp. Chẳng hạn như phế phẩm, bụi, tro, cát từ các quy trình sản xuất; vật liệu đóng gói như nhựa, giấy, kim loại. Hoặc bê tông, gạch, đá từ ngành xây dựng; máy tính, điện thoại, máy ảnh, pin từ công nghiệp điện tử.

  • Chất thải rắn y tế

Là một loại chất thải cần được xử lý một cách đặc biệt vì có chứa các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho sức khỏe con người. Một số loại chất thải rắn y tế điển hình có thể kể đến như kim tiêm, găng tay, băng dính y tế, băng gạc, thuốc men từ hoạt động điều trị y tế. Hoặc các mẫu máu, mẫu tế bào từ quá trình nghiên cứu

Theo thành phần hóa học

  • Chất thải rắn hữu cơ

Chất thải rắn hữu cơ có nguồn gốc từ sinh vật hoặc các hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người. Điển hình như giấy, gỗ, vải thức ăn dư thừa, vỏ trái cây, sách báo cũ, hộp carton, phân bón, quần áo cũ, ga giường, động vật chết…

  • Chất thải rắn vô cơ

Chất thải rắn vô cơ là loại chất thải phát sinh từ các vật liệu không chứa cacbon hoặc các hợp chất hữu cơ. Một số chất thải rắn vô cơ có thể kể đến như kim loại, thuốc nhuộm, pin, bình điện, thủy tinh, nhựa, xi măng, bê tông, thạch cao, thạch anh…Quan trọng thường là các loại vật liệu không phân hủy tự nhiên và có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách.

>>> Tìm hiểu thêm: Chất liệu PET là gì? Thông tin từ A – Z về nhựa PET, PETE, PETP

Phương pháp xử lý chất thải rắn

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý chất thải rắn và tất nhiên mỗi cách sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Để lựa chọn phương pháp phù hợp cần phụ thuộc vào loại chất thải, quy mô, điều kiện địa phương và yêu cầu môi trường. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số cách xử lý phổ biến:

Tổng hợp những phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến
Tổng hợp những phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến

Chôn lấp

Đây là cách truyền thống đơn giản nhất và cũng được sử dụng thông dụng. Cụ thể chỉ cần chọn vị trí xa khu dân cư, đào hố sâu theo quy định và chôn chất thải vào trong đất. Bên trên che phủ bằng đất, đá để ngăn chặn sự phát tán và ô nhiễm môi trường. Nhược điểm có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm, không gian và không phù hợp cho chất thải nguy hiểm.

Tái chế

Phương pháp tái chế chất thải bao gồm thu gom, phân loại và xử lý các vật liệu tái chế như giấy, kim loại, nhựa để sản xuất thành nguyên liệu mới hoặc sản phẩm mới. Ưu điểm giúp giảm lượng chất thải đi bãi chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và quan trọng là giảm ô nhiễm môi trường.

Đốt cháy

Đây là việc đốt cháy chất thải ở nhiệt độ cao để tiêu hủy và chuyển hóa thành tro và khí ít gây hại hoặc vô hại hơn. Nhờ đó giúp giảm khối lượng chất thải và phát sinh nhiệt để tạo ra điện năng hoặc nhiên liệu đốt để sử dụng trong quá trình sản xuất. Nhược điểm hạn chế có thể gây ra ô nhiễm khí thải, cần kiểm soát chất thải nguy hiểm và đòi hỏi công nghệ, đầu tư kỹ thuật cao.

Xử lý sinh học

Phương pháp này sẽ sử dụng vi sinh vật hoặc các quy trình sinh học để phân hủy chất thải hữu cơ thành các sản phẩm không độc hại như chất hữu cơ, khí metan, nước, CO2… Cụ thể các bước bao gồm composting, xử lý bùn, xử lý bằng vi sinh vật…Ưu điểm thân thiện với môi trường và sản phẩm có thể tái sử dụng. Nhược điểm đòi hỏi thời gian và không áp dụng hết được cho tất cả các loại chất thải.

Sử dụng plasma

Đây là phương pháp hiện đại mới được nghiên cứu và sử dụng nhưng có hiệu quả tương đối tốt. Cụ thể, chất thải rắn sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao bằng các tia plasma trong môi trường không khí đã được ion hóa. Kết quả chất thải rắn sẽ bị phân hủy hoàn toàn, không tạo ra khói hoặc cặn, không gây ô nhiễm môi trường. Nhược điểm có chi phí đầu tư cao, kỹ thuật cao.

Trên đây Wonilvn đã cung cấp những thông tin chi tiết để giải đáp cho câu hỏi chất thải rắn là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chất thải rắn, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe cũng như môi trường.

>>> Khám phá thêm: Chất liệu PVC là gì? Tính chất – Ưu nhược điểm – Ứng dụng

zalo-icon
facebook-wonil
facebook-icon
chi-duong
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon
chi-duong
phone-icon