Van chống lún thủy lực là gì? Cấu tạo van chống lún thủy lực

Van chống lún thủy lực hay còn gọi là van chống tụt, van chống trôi là thiết bị được lắp đặt trong hệ thống thủy lực với chức năng chống trôi, chống tụt, chống lún, chống xê dịch. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều khách hàng chưa biết về loại van này. Chính vì thế, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về cấu tạo van chống lún thủy lực, cùng tham khảo nhé.

Cấu tạo van chống lún thủy lực

Về cấu tạo, van chống lún thủy lực được thiết kế khá giống van 1 chiều dầu thủy lực, chỉ khác nhau ở van chống lún có đường trích dầu. Cụ thể những chi tiết chính như sau:

Cấu tạo van chống lún thủy lực
Cấu tạo van chống lún thủy lực

Thân van

Có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình vuông, trên mặt được đục lỗ để cấp, thoát khí dư. Được đúc nguyên khối bằng chất liệu kim loại như thép, inox, đồng, gang có độ bền cao, cứng, chống va đập mạnh tốt và không bị biến dạng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt, còn có khả năng chống oxy hóa cực tốt.

Thân van kết nối với đường ống dạng bắt đế hoặc nối ren tùy thuộc kích cỡ đường ống và nhu cầu lắp đặt. Ngoài ra, trên thân van cũng được các hãng khắc tên, size và chiều hướng lắp đặt.

Trục van

Trục van được sản xuất bằng chất liệu hợp kim như thép, inox có độ cứng cao và chống ăn mòn tốt. Chức năng di chuyển dầu thủy lực đi theo một chiều nhất định trong hệ thống.

Đường trích dầu

Được thiết kế nằm trên thân van với nhiệm vụ dẫn dầu vào van và đảm bảo cho lượng dầu hoặc chất lỏng thủy lực được bơm hút từ thùng chứa dầu lên xi lanh theo 1 chiều.

Đầu vào/ đầu ra dầu

Được chế tạo dạng bắt đế hoặc nối ren, chức năng chính dùng để kết nối đầu ra và đầu vào của các thiết bị thủy lực. Đồng thời, cũng là nơi cho dầu đi vào và xả ra ngoài sau quá trình làm việc.

Tại sao nên sử dụng van chống lún thủy lực?

Van chống lún thủy lực
Van chống lún thủy lực có nhiều ưu điểm nổi bật

Hiện nay, van chống lún thủy lực được lắp đặt ở đầu xi lanh hoặc đuôi xi lanh thủy lực. Vị trí cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống. Và quan trọng có mặt ở hầu hết các hệ thống nhờ các ưu điểm dưới đây:

✅ Thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển lắp đặt cũng như thay thế, tháo lắp khi cần thiết.

✅ Độ bền bỉ cao, ít hư hỏng và có thể vận hành trong điều kiện môi trường, nhiệt độ cao, áp suất lớn.

✅ Được sản xuất nhiều kiểu dáng, mẫu mã đảm bảo phù hợp với nhiều hệ thống khác nhau.

✅ Đa dạng xuất xứ, giá thành hợp lý.

✅ Được ứng dụng rộng rãi, phổ biến và có vai trò quan trọng trong hệ thống thủy lực.

Ứng dụng thực tế của van chống lún thủy lực

Dưới đây là một số ứng dụng điển hình nhất của van chống lún thủy lực trong các hệ thống:

  • Trong hệ thống thủy lực tại các công trình, máy móc cơ giới… mục đích lắp đặt van chống lún thủy lực giúp bảo vệ an toàn cho hệ thống và hiệu suất của dây chuyền.
  • Trong các ngành công nghiệp nhẹ như: khí nén, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện lạnh…
  • Trong các ngành công nghiệp nhẹ như luyện kim, khai thác khoáng sản, cơ khí chế tạo…
  • Trong lĩnh vực sản xuất hóa chất.
  • Trong sản xuất xi măng, giấy, chế biến gỗ, ép nhựa…
  • Trong hệ thống máy móc cơ giới hạng nặng như máy cẩu, máy múc, máy xúc… vị trí lắp dưới chân cẩu để giữ xi lanh không bị rơi và đảm bảo cung cấp dầu đều, không bị gián đoạn.

Hy vọng những nội dung https://wonil.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách nắm được cấu tạo van chống lún thủy lực. Từ đó tự tin lựa chọn sản phẩm phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng và chi phí đầu tư sẵn có. Tuy nhiên, nếu vẫn cần hỗ trợ chỉ cần để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian nhanh nhất.

>>> Đừng bỏ lỡ: Van điện từ 3 ngã là gì? Cấu tạo van điện từ 3 ngã

zalo-icon
facebook-wonil
facebook-icon
chi-duong
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon
chi-duong
phone-icon