3 Cách làm tăng áp suất nước ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

Trong đời sống hàng ngày áp suất của nước không đủ mạnh ảnh hưởng đến rất nhiều trong các hoạt động sống. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn cách làm tăng áp suất nước hiệu quả và đơn giản. Hãy cùng khám phá ngay nhé!

Vấn đề thường gặp phải khi áp lực nước thấp

Khi áp lực nước giảm, một loạt vấn đề không mong muốn có thể xuất hiện, tạo ra những trở ngại khi sử dụng:

✖️ Lưu lượng nước chảy bị yếu: Áp lực giảm sẽ dẫn đến lưu lượng của nước bị yếu, làm giảm hiệu suất cung cấp nước của hệ thống.

✖️ Gây khó khăn trong quá trình làm sạch: Áp lực thấp khiến việc loại bỏ cặn bẩn trở nên khó khăn và mất thời gian hơn.

✖️ Độ an toàn thấp: Khi áp lực yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo nước nóng, việc tạo nước nóng không được ổn định, trong trường hợp khi sử dụng bình nóng lạnh hoặc máy nước nóng có thể bị bỏng.

✖️ Thiết bị vệ sinh không hiệu quả: Những thiết bị như vòi sen, bồn tắm, bồn cầu cần áp lực nước đủ mạnh để hoạt động đúng theo hiệu suất. Áp lực nước thấp có thể làm giảm đi hiệu suất, tạo ra trải nghiệm không được thoải mái.

Các cách làm tăng áp suất nước phổ biến

Máy bơm để tăng áp lực nước

Dùng máy bơm để tăng áp lực nước
Dùng máy bơm để tăng áp lực nước

Máy bơm là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến để tăng áp lực nước trong hệ thống cung cấp nước.  Nguyên tắc hoạt động của máy bơm là sử dụng cánh quạt hoặc bộ phận tạo áp suất để đẩy nước. Máy bơm tăng áp giúp tăng áp lực nước, cải thiện hiệu suất cho nhiều thiết bị và hệ thống sử dụng nước.

Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cho máy bơm thường cao hơn so với những giải pháp khác.  Nếu sử dụng máy bơm tăng áp quá mạnh, không phù hợp sẽ gây hại cho thiết bị và hệ thống sử dụng nước.

Thiết bị tăng áp lực nước

Thiết bị tăng áp lực nước giúp cải thiện hiệu suất cho hệ thống cấp nước. Có hai loại phổ biến là: thiết bị tăng áp nước tự động và thiết bị tăng áp nước thủ công.

Thiết bị tăng áp nước tự động

Thiết bị tăng áp nước tự động là thiết bị được thích hợp trong hệ thống cấp nước có sử dụng cảm biến áp suất để tự động kiểm soát điều chỉnh áp lực nước. Thiết bị này giúp hệ thống cấp nước hoạt động hiệu quả và giảm thiểu tình trạng hỏng hóc của hệ thống sử dụng nước.

Thiết bị tăng áp nước thủ công

Thiết bị tăng áp nước thủ công là một trong những thiết bị được đặt trên vòi nước hoặc đầu vòi nước để tăng áp lực nước khi cần thiết. Thiết bị này có thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng và cài đặt, người dùng có thể tự điều chỉnh đơn giản bằng cách bật vòi nước đồng thời thực hiện điều chỉnh van trên các thiết bị để tăng áp lực nước.

Tuy nhiên, thiết bị tăng áp nước thủ công chỉ thích hợp cho hệ thống sử dụng nước nhỏ, hoặc trong trường hợp sử dụng tạm thời.

Tăng áp suất nước không cần máy bơm

✅ Sử dụng đường ống nước có đường kính lớn: Thay thế ống nước nhỏ bằng ống nước có đường kính lớn hơn sẽ giúp áp lực nước gia tăng.

✅ Kiểm tra, làm sạch bộ lọc nước: Trong quá trình sử dụng lâu dài khó tránh khỏi những cặn bẩn tồn đọng lại các đường ống, hãy thực làm sạch bộ lọc định kỳ để đảm bảo áp lực nước không bị hạn chế.

✅ Tăng độ cao của bồn chứa nước: Việc cải thiện vị trí lắp đặt của bồn chứa nước cao lên so với vòi nước, các thiết bị vệ sinh sẽ tạo ra áp lực nước tự nhiên.

>>> Khám phá thêm: Cách lắp van phao cơ ngắt nước đơn giản dễ làm

5 Nguyên nhân phổ biến khiến áp lực của nước yếu

Nguyên nhân và cách khắc phục áp lực nước yếu
Nguyên nhân và cách khắc phục áp lực nước yếu

1. Van đường ống bị hư hỏng

Van 2 chiều của đường ống cấp nước cấp nước bị hở, hư hỏng hoặc mở không đúng cách.

➡️ Kiểm tra lại hệ thống van, điều chỉnh lại hoặc thay thế nếu van bị hỏng.

2. Bồn nước bị thiếu hơi

Tình huống bồn nước bị thiếu hơi có thể do thợ lắp đặt bồn nước hoặc máy nóng lạnh không lắp ống thông thông hơi cho bồn nước.

➡️ Bạn có thể tự lắp hoặc liên hệ các kỹ thuật viên để lắp thêm ống hơi cho bồn nước

3. Bồn nước không đủ độ cao

Vị trí bồn chứa nước thường đặt ở vị trí cao trên tòa  nhà, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có không gian hợp lý để đặt bồn chứa nước.

Chính vì vậy, điều này sẽ ảnh hưởng đến áp suất của nước, làm nước trở nên yếu hơn so với quy định, thậm chí không đủ cung ứng để sử dụng.

➡️ Thiết kế lại vị trí lắp đặt đúng quy định, nếu không thể thay thế vị trí hãy bổ sung thêm máy bơm tăng áp để tăng áp lực nước đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

4. Đường ống lắp đặt không đúng

Nguyên nhân lắp đặt đường ống không đúng kỹ thuật là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ảnh hưởng đến áp suất của nước. Lựa chọn đường kính, độ nghiêng, độ dài,… không phù hợp.

➡️ Cải tạo lại hệ thống đường ống phù hợp có thể theo kích thước dưới đây:

  • Tại vị trí phía sau bồn chứa, có thể lựa chọn ống có đường kính ban đầu là 34mm, sau đó dần giảm về 27mm. Khi đến tầng trệt, nên sử dụng ống tối đa có đường kính là 21mm để tối ưu hóa áp lực nước.
  • Đối với đường ống chạy theo chiều ngang, đề xuất sử dụng ống có đường kính không vượt quá 21mm để đảm bảo áp lực nước hiệu quả và tiết kiệm nước.
  • Trong quá trình từ bồn nước cấp xuống điểm sử dụng, tránh sử dụng đường ống co 90 độ, thay vào đó chọn đường ống có góc lơi 45 độ để giảm ma sát, từ đó nước sẽ chảy mạnh mẽ và nhanh hơn.

5. Hệ thống cấp nước bị tắc nghẽn

Trường hợp hệ thống cấp nước, vòi nước bị nghẹt, tắc nghẽn do chất bẩn tích tụ hay xảy ra với những khu vực có phèn, không sử dụng bộ lọc đầu nguồn hoặc không thường xuyên vệ sinh hệ thống sử dụng.

➡️ Thường xuyên vệ sinh hệ thống định kỳ, những khu vực sử dụng nước giếng nên kết hợp sử dụng bộ lọc ở đầu nguồn nước.

Kết luận

Trên đây là các cách làm tăng áp suất nước và những nguyên nhân thường gặp khiến cho áp lực nước bị ảnh hưởng, hy vọng với những thông tin mà Wonil Valve cung cấp sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ được nguyên nhân làm áp lực nước của bạn bị yếu và khắc phục sự cố này thành công.

Nếu trong quá trình thực hiện, có bất kỳ khó khăn nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

>>> Tìm hiểu thêm: Cách lắp đặt van xả khí tự động vào đường ống đúng kỹ thuật

zalo-icon
facebook-wonil
facebook-icon
chi-duong
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon
chi-duong
phone-icon