Cách đấu van điện từ máy lọc nước ĐƠN GIẢN

Lắp đặt đúng cách đấu van điện từ máy lọc nước rất quan trọng để hệ thống của máy lọc nước hoạt động hiệu quả. Dưới đây Wonilvn sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ được quá trình đấu van điện từ cho máy lọc nước một cách chính xác, đúng kỹ thuật.

Hướng dẫn cách đấu van điện từ máy lọc nước

Chuẩn bị dụng cụ cần lắp đặt

✅ Chọn van điện từ phù hợp cho máy lọc nước

✅ Dây điện và ống dẫn nước thích hợp

✅ Đế đựng van ( nếu cần)

✅ Dụng cụ cơ bản: cờ lê, tua vít, băng keo điện

Các bước đấu van điện từ cho máy lọc nước

Bước 1: Đấu dây điện van điện từ

Xác định nguồn điện vào hệ thống van và loại van cần sử dụng ( Nguồn điện sử dụng thông thường sẽ là: 220v, 24v hoặc 110V). Nối các cực (1) và (2) của van với nguồn điện bằng dây cáp (dây điện). Kết nối đầu nối với cuộn dây ( không để hơi ẩm vào giữa cuộn dây đầu nối)

Sơ đồ mạch điện của máy lọc nước RO
Sơ đồ mạch điện của máy lọc nước RO

❗ Lưu ý:

Không đặt dây cáp trượt dọc theo cáp vào đầu nối. Trong quá trình đấu dây điện của van điện từ cần phải nối đất để sử dụng được đảm bảo, không bị nhiễm điện.

Bước 2: Đấu nguồn nước cho van điện từ

Theo hướng mũi tên in trên van xác định hướng lắp van điện từ vào hệ thống đường ống. Phần cửa van cần được cố định, siết chặt ốc.Với loại van lắp ren, cần sử dụng thêm băng tan để đảm bảo độ kín không bị rò rỉ. Còn đối với dòng van lắp bích, cần có thêm một miếng đệm lót giữa đường ống với mặt bích của van để làm kín, chống rò rỉ.

Van điện từ có thể đấu trước hoặc sau bơm, tuy nhiên van điện từ được đấu sau bơm vẫn được sử dụng phổ biến và đem lại hiệu suất tối ưu. Van điện từ có thể được lắp đặt ở sau lõi lọc số 1, 2 hoặc 3. Thường thì van điện từ sẽ được đặt sau lõi số 1 hoặc trước lõi số 2 để đảm bảo hiệu suất nhất trong quá trình lọc nước.

❗ Lưu ý: Nên sử dụng thêm van giảm áp làm thiết bị hỗ trợ cho van điện từ tránh trường hợp tăng áp quá đột ngột, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống.

Bước 3: Kiểm tra và hoàn thiện

Thực hiện mở nguồn điện xem hệ thống có hoạt động đúng cách hay không, đảm bảo van mở và không có hiện tượng rò rỉ nào ở các kết nối của ống dẫn.  Nếu toàn bộ mọi thứ hoạt động tốt, công việc đấu van điện từ cho máy lọc nước đã được hoàn thành.

❗ Lưu ý: Nếu bạn không chuyên sâu về kỹ thuật lắp đặt các hệ thống van nước, hãy tìm đến các chuyên gia kỹ thuật để được hỗ trợ.

>>> Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn cách lắp van phao cơ ngắt nước hiệu quả

Công dụng của van điện từ cho máy lọc nước

Điều khiển dòng chảy nước

Van điện từ kiểm soát dòng chảy bằng cách Đóng/ Mở một cách tự động. Khi hoạt động, van mở ra tạo điều kiện cho nước chảy qua. Khi tắt nguồn, van sẽ đóng lại ngăn dòng nước chảy.

Tự động hóa hoạt động

Van điện từ hoạt động tự động dựa trên tín hiệu điện giúp tự động hóa quá trình làm việc của hệ thống máy lọc nước. Van sẽ được kích hoạt tự động để mở khi có nhu cầu lọc nước, nước sẽ chảy qua các giai đoạn lọc. Ngược lại khi hệ thống không hoạt động, van sẽ tự động đóng lại để không cho nước chảy qua.

Bảo vệ hệ thống

Van điện từ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống máy lọc nước khỏi các vấn đề tiềm ẩn. Khi phát hiện sự cố áp suất nước quá cao hoặc quá thấp, van tự động đóng lại để ngăn chặn tình trạng này có thể gây hại cho hệ thống lọc nước.

Tiết kiệm nước

Van điện từ thông qua khả năng điều khiển chính xác dòng chảy nước, góp phần vào việc tiết kiệm lượng nước và năng lượng cần thiết trong quá trình lọc giúp giảm chi phí sử dụng nước.

Tích hợp linh hoạt

Van điện từ có thể tích hợp và được điều khiển từ xa, giúp tăng cường tính an toàn cho hệ thống máy lọc nước. Điều này mang lại khả năng tùy chỉnh và điều khiển từ xa, giúp giảm rủi ro và bảo vệ hệ thống khỏi các sự cố có thể xảy ra.

So sánh van cơ với van điện từ của máy lọc nước

Van điện từ Van cơ
  • Không dùng điện nên không bị cháy
  • Tuổi thọ cao
  • Gây ra tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng
  • Không có khả năng tách nước
  • Không ngăn nước thẩm thấu tự do
  • Sử dụng lâu dài dễ bị rò rỉ
  • Dùng điện, trường hợp không thích hợp với nguồn điện dễ gây ra cháy
  • Có chức năng tách nước
  • Không gây ra tiếng ồn trong quá trình sử dụng
  • Ngăn nước thẩm thấu tự do và nước thải chảy ngược lại
  • Tự động thông minh đóng mở nguồn nước trong hệ thống.
  • Sử dụng được lâu dài ít khi xảy ra hiện tượng rò rỉ

Lưu ý: Nếu máy lọc nước không hoạt động nhưng vẫn có nước thải chảy ra, có khả năng van điện từ của máy lọc nước này đã bị hỏng, bạn nên thực hiện kiểm tra lại hoặc thay thế.

Những lưu ý khi đấu van điện từ máy lọc nước

Lưu ý khi thực hiện đấu van điện từ máy lọc nước
Lưu ý khi thực hiện đấu van điện từ máy lọc nước

Để tránh những sai sót có thể xảy ra trong khi đấu van điện từ máy lọc nước, các bạn nên quan tâm đến một số vấn đề sau đây:

Đấu dây điện van điện từ

Khi đấu dây, nguồn điện của van điện từ sẽ được mắc song song với bơm của máy lọc nước ( thường được thực hiện bằng cách nối một đầu dây của van vào dây âm của bơm, và đầu dây còn lại vào dây dương của bơm ).

Đấu nguồn nước cho van điện từ

Trong quá trình đấu nguồn nước cho van điện từ một đầu của van cần được kết nối vào cốc lọc số 3. Khi đó, nước sẽ đi qua van để đầu ra được đưa vào bơm tăng áp. Nếu lắp đặt đúng, khi máy bơm hoạt động, van điện từ sẽ mở để nước chảy vào bơm. Trong trường hợp máy bơm ngừng hoạt động, van điện từ sẽ đóng và ngăn chặn nước từ việc rò rỉ ra bên ngoài.

Một số lưu ý khác

Trong quá trình đấu van điện từ, người thực hiện lắp đặt cần phải có nền tảng kiến thức cơ bản về điện, kỹ thuật nối dây điện và hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của nguồn điện. Điều này giúp đảm bảo quy trình lắp đặt an toàn và hiệu quả.

Hy vọng với những thông tin mà Van Wonil Hàn Quốc cung cấp về cách đấu van điện từ máy lọc nước những nội dung hữu ích để các bạn có thể đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.
Luôn theo dõi Wonilvn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

>>> Tìm hiểu thêm: Cách lắp đặt van xả khí tự động vào đường ống đúng kỹ thuật

zalo-icon
facebook-wonil
facebook-icon
chi-duong
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon
chi-duong
phone-icon