Van xả khí được lắp đặt đúng theo kỹ thuật sẽ giúp thiết bị có hiệu suất cao và tuổi thọ được kéo dài. Vậy cách lắp đặt van xả khí đúng chuẩn cần đảm bảo những yếu tố nào? Hãy cùng Wonilvn tham khảo nội dung dưới đây nhé!
Chuẩn bị và kiểm tra các thiết bị cần lắp đặt van xả khí cho đường ống
Chuẩn bị thiết bị:
✅ Van xả khí có kích thước, chất liệu, thông số kỹ thuật phù hợp với hệ thống lắp đặt
✅ Mặt bích có kích thước tương tự với van và đường ống
✅ Gioăng làm kín để đệm giữ các mặt bích ngăn rò rỉ
✅ Máy hàn, keo tan ( nếu lắp theo phương thức nối ren), bulong, cờ lê, đai ốc,…
Kiểm tra tổng quát:
✅ Kiểm tra vị trí không gian cần lắp đặt
✅ Kiểm tra tình trạng của van (bong tróc, lỗi,…)
✅ Kiểm tra đường ống bên trong ( vệ sinh nếu có tồn đọng rác thải, tạp chất)
✅ Kiểm tra lại thông số kỹ thuật của van xả khí (đáp ứng đúng nhu cầu lắp đặt)
Cách lắp đặt van xả khí tự động đúng cách
Sau khi hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và kiểm tra thiết bị đường ống, chúng ta sẽ chuyển sang lắp đặt van, cách lắp đặt van xả khí gồm những bước cơ bản dưới đây:
✅ Đặt van theo chiều thẳng đứng đúng vào vị trí cần lắp đặt
✅ Với dòng van mặt bích, thực hiện hàn mặt bích vào đường ống sao cho lỗ bu-lông của van trùng với lỗ bu-lông của ống. Sau đó, đặt một miếng gioăng giữa các mặt bích để tạo ra kín đáo tối đa. Luồng bu-lông qua các lỗ tương ứng, đi qua mặt bích van, gioăng và mặt bích ống. Điều chỉnh vị trí đúng và thực hiện vặn siết bu-lông để đảm bảo sự chắc chắn.
✅ Đầu ren sẽ được đúc ngay tại vị trí kết nối của van và ống. Bôi một lớp keo tan tại điểm kết nối, sau đó đặt van theo chiều thẳng đứng và đối chiếu chân ren của van với chân ren của ống. Quá trình lắp đặt được thực hiện với lực vừa đủ để tránh làm hỏng chân ren, vặn siết theo chiều ren cho đến khi vòng ren kết thúc.
✅ Quá trình lắp đặt thiết bị van xả khí có thể được xem như đã hoàn tất. Để đảm bảo hoạt động ổn định, hãy kiểm tra quá trình hoạt động của van, nếu không gặp vấn đề rung lắc hay rò rỉ, quá trình lắp đặt van xả khí được hoàn tất.
✅ Cuối cùng, để tránh gỉ sét và làm cho quá trình tháo lắp van trở nên nhẹ nhàng hơn, hãy sử dụng chất bôi trơn để bảo vệ các vị trí kết nối.
>>> Tham khảo thêm: Sửa van khóa nước bằng đồng đơn giản tại nhà chỉ 5 Phút
Tại sao nên sử dụng van xả khí cho các hệ thống đường ống
▪️ Van xả khí là một trong những thiết bị tối ưu để bảo hệ thống có thể hoạt động ổn định, ngăn ngừa những sự cố tắc nghẽn ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển lưu chất hoặc gây nổ vỡ đường ống.
▪️ Van xả khí có nhiệm vụ loại bỏ lượng khí nén dư thừa từ hệ thống và đẩy ra môi trường. Được đặt tại các vị trí cao nhất trên đường ống chuyển chất lỏng, nơi mà khí tồn đọng nhiều nhất, van sẽ tự động mở khi có lượng khí đột ngột gia tăng, giúp giảm áp lực trong hệ thống.
▪️ Tính năng tự động đóng mở của van giúp phản ứng nhanh chóng khi xuất hiện tình huống bất ngờ, đồng thời ngăn chặn các rủi ro nguy hiểm mà không phải dựa vào sự tác động của con người.
Lưu ý khi lắp đặt van xả khí vào hệ thống
Khi thực hiện lắp đặt, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình lắp đặt kết nối được chính xác, hệ thống hoạt động được hiệu quả nhất:
✖️ Với đặc tính trọng lượng nhẹ của không khí, van xả khí để đạt được hiệu quả cao khi làm việc cần lắp theo hướng thẳng đứng, nếu lắp theo hướng ngược lại không khí sẽ không có đủ lực để bay cao thoát ra ngoài làm giảm hiệu suất khi vận hành.
✖️ Nên đặt van xả khí ở vị trí cao nhất của đường ống vì những khu vực này thường tích tụ nhiều khí dư nhất giúp tối đa hóa hiệu suất làm việc của van.
✖️ Lựa chọn kích thước phù hợp với quy mô hệ thống, nếu hệ thống lớn nhưng lắp đặt van nhỏ thì tốc độ xả khí sẽ không nhanh và ngược lại.
✖️ Số lượng van xả khí không bị giới hạn bởi quy định cụ thể nào. Đối với các hệ thống lớn có nhiều đường ống uốn khúc, việc lắp đặt nhiều thiết bị với khoảng cách xác định giữa các van xả tùy thuộc vào quy mô của hệ thống để ngăn chặn hiện tượng tồn động khí nén.
✖️ Van xả khí cần được lắp đặt phí trước các hệ thống van công nghiệp bao gồm: van cổng, van 1 chiều, van bi, van bướm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tháo lắp và bảo dưỡng.
✖️ Nên lắp van lọc y trước van xả khí để ngăn chặn tình trạng cặn bẩn, rác thải làm tắc nghẽn vị trí xả của van.
✖️ Trong quá trình lắp đặt, cần sử dụng gioăng làm kín để đệm giữa các mặt bích và có thể bôi một lớp keo tan ở các vị trí nối ren để nâng hiệu quả cao trong việc ngăn chặn rò rỉ.
Sử dụng, bảo trì thiết bị van xả khí đúng cách
Sau khi thực hiện lắp đặt van xả khí chính xác, việc sử dụng và bảo trì thiết bị rất quan trọng để thiết bị và hệ thống hoạt động được lâu bền, hiệu quả. Dưới đây là 1 số yếu tố cần lưu ý khi sử dụng.
▪️ Van được vận hành hoàn toàn tự động bằng cách điều chỉnh lượng khí nén trong đường ống vận chuyển chất lỏng. Tuy nhiên, việc thường xuyên kiểm tra thiết bị là quan trọng để đảm bảo không có sự cố nào xảy ra trong quá trình vận hành. Nếu van ngưng hoạt động mà không phát hiện, có thể dẫn đến tình huống cháy nổ không mong muốn.
▪️ Việc lau chùi thân van thường xuyên giúp bảo quản thân van sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn bám ngoài bề mặt.
▪️ Quá trình bảo hành đòi hỏi việc tháo lắp thiết bị theo trình tự chính xác. Hạn chế sử dụng lực vặn siết lớn ở các vị trí kết nối để tránh gây hỏng chân ren hoặc mặt bích
▪️ Để duy trì sự an toàn và hiệu suất của thiết bị, việc kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng là quan trọng. Điều này giúp phát hiện nhanh chóng các vấn đề tiềm ẩn bên trong thiết bị, giảm thiểu rủi ro gián đoạn quá trình hoạt động của hệ thống
Tóm lại, việc lắp đặt van xả khí đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến chi tiết và kỹ thuật quy định. Hy vọng cách lắp đặt van xả khí mà Van Wonil Hàn Quốc cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu rõ được quy trình, nguyên tắc an toàn khi lắp đặt để hiệu suất của hệ thống đạt được hiệu quả và bền vững nhất.