Cao Su EPDM Là Gì? Đặc tính & Ứng Dụng Của Cao Su EPDM

Cao su EPDM là một loại cao su tổng hợp được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện nay. Để tìm hiểu rõ hơn cao su EPDM là gì? Tính chất, ứng dụng,… Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nội dung dưới đây nhé!

Cao su epdm là gì

Cao su EPDM tên tiếng anh viết tắt của từ Ethylene Propylene Diene Monomer là một loại cao su tổng hợp từ các chất Monome Propylene (Copolymer Ethylene Propylene) hoặc thêm vào một nhóm monome thứ ba (Ethylene Propylene Terpolymers)

EPDM được phát minh vào những năm 1962 bởi hai công ty DuPont và ExxonMobil là một thành phần quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và đời sống hàng ngày hiện nay.

Đặc tính cao su EPDM

Chất liệu cao su EPDM đặc biệt với những đặc điểm nổi bật sau:

✅ Cao su EPDM có tính đàn hồi, độ bền cao có khả năng chịu được áp lực, va đập nhiệt độ cao lên tới 120 độ.. mà không bị hỏng.

✅ Đồng thời, EPDM cũng có khả năng chống lại thời tiết và các chất hóa học: axit, nước biển, dầu mỡ,.. rất tốt

✅ Dễ dàng gia công thành nhiều sản phẩm đa dạng như: Gioăng, ống đệm, đệm làm kín,… để sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

✅ Cách điện tốt nên được ưu tiên sử dụng trong các ứng dụng điện tử, điện lực.

✅ Là một trong chất liệu có tính co dãn tốt lên đến 600% và phạm vi kéo dãn lên tới 2500psi, giúp giảm tác động gây hỏng từ nhiều yếu tố khác.

✅ Với tỉ trọng thấp chỉ khoảng  0.86g/cm3 thì cao su EPDM là một trong những loại cao su nhẹ nhất trên thị trường hiện nay.

>>> Tìm hiểu thêm: Inox 316 là gì? Inox 316 có bị gỉ không?

Phân loại cao su EPDM

Cao su EPDM Trắng

Cao su EPDM trắng
Cao su EPDM trắng

Sản phẩm cao su EPDM được chế tạo bằng cách kết hợp các chất phụ gia tạo màu và bảo vệ màu trắng trong quá trình sản xuất. Các chất này không chỉ nâng cao khả năng giữ màu và độ chống chịu thời tiết của chất liệu.

EPDM màu trắng có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ dao động từ -25oC đến 140oC. Đây cùng là loại cao su đạt tiêu chuẩn chất lượng FDA trong thực phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người nên được dùng rộng rãi, phổ biến trong lĩnh vực này.

Cao su EPDM Đen

Cao su EPDM đen
Cao su EPDM đen

Cao su EPDM được sản xuất với chất phụ gia tạo màu đen trong quá trình sản xuất, mang lại khả năng kháng với ánh sáng mặt trời đặc biệt tốt, với mức nhiệt độ hoạt động dao động từ -40oC đến 130oC.

Loại cao su này thường được sử dụng rộng rãi trong việc làm kín các thiết bị và sản phẩm công nghiệp, chẳng hạn như gioăng cho van công nghiệp, gioăng mặt bích, đệm làm kín oring, và cả trong các ứng dụng của ngành công nghiệp ô tô và hàng hải.

>>> Tham khảo thêm: Carbon steel là thép gì? Dùng thép carbon để làm bộ phận nào trong van công nghiệp?

Ứng dụng cao su EPDM

Gioăng cao su trong ngành công nghiệp
Gioăng cao su trong ngành công nghiệp

Với những đặc tính xuất sắc như chống ăn mòn, chịu nhiệt độ cao, khả năng chống hơi nước, độ đàn hồi cao, chống bám bẩn và kháng hóa chất, cao su EPDM được ứng dụng đa dạng và lan rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

▪️ Là nguyên liệu chính để sản xuất gioăng làm kín cho van công nghiệp, thiết bị đường ống và các kết nối mặt bích tại điểm nối với đường ống. Chú trọng vào việc đảm bảo tính kín đáo, ngăn chặn rò rỉ, giảm tiếng ồn và ma sát trong các hệ thống đường ống khi sử dụng.

▪️ Có vai trò quan trọng trong việc tạo ra gioăng cửa, O-Ring, Seal và phớt thủy lực – khí nén trong hệ thống đường ống nước trong quá trình sản xuất.

▪️ Cao su EPDM được áp dụng để làm chất trám khe, khe co giãn, con dấu, lớp slots cho bể chứa và lớp phủ chống thấm

▪️ Với đặc tính linh hoạt và đa dạng, cao su EPDM thường được ứng dụng làm chất trám khe, khe co giãn, con dấu, lớp slots cho bể chứa và lớp phủ chống thấm

▪️ Cao su EPDM thường được sử dụng như một lựa chọn thay thế cho cao su silicone, đặc biệt là trong các bộ phận có tiếp xúc với điều kiện ngoài trời hoặc môi trường có độ ẩm cao

▪️ Trong hệ thống điện tại hộ gia đình, khu dân cư và khu công nghiệp, việc sử dụng cao su EPDM như một chất cách điện rất phổ biến.

So sánh cao su EPDM với cao su NBR

Bảng so sánh cao su EPDM với cao su NBR
Bảng so sánh cao su EPDM với cao su NBR
Cao su EPDM Cao su NBR
Tên viết tắt Ethylene Propylene Diene Monomer Rubber Nitrile Butadiene Rubber
Cấu trúc Ethylene, Propylene và một comonomer dinene Acrylonitrile và Butadien monomer
Nhiệt độ  từ -50°C đến 150°C -40oC ÷ 108oC
Độ bên cơ học EPDM có tính đàn hồi tốt, khả năng chống va đập tuy nhiên độ cứng thấp hơn NBR có độ cứng và độ bền cơ học cao hơn, thích hợp sử dụng cho các ứng dụng cần chịu lực, va đập
Môi trường hoạt động Hoạt động trong dải nhiệt độ rộng, Ozone và thời tiết Hoạt động tốt trong dầu, nhiên liệu và hầu hết các hoá chất
Ứng dụng phổ biến Phổ biến làm gioăng, màng cao su, gioăng cửa Phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô, hàng không

Trên là tổng hợp toàn thông tin về cao su EPDM, hy vọng với những kiến thức mà Wonilvn cung cấp các bạn có thể biết rõ được cao su EPDM là gì? Những đặc tính nổi bật và dòng cao su này được sử dụng trong những trường hợp nào.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thông tin trên, cần đóng góp thêm nội dung hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE để được hỗ trợ một cách nhanh nhất. Theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hàng ngày nhé!!!

zalo-icon
facebook-wonil
facebook-icon
chi-duong
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon
chi-duong
phone-icon