Van bi có tán là gì? Van bi có tán được lắp đặt ở vị trí nào trong hệ thống? Sản phẩm này có gì đặc biệt so với các loại van bi thông thường? Cùng chúng tôi khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Nhận diện van bi có tán
Van bi có tán là một trong những loại van bi được thiết kế phần tán có hình vuông để tạo thành giá đỡ nằm trên thân van bi. Mục đích để lắp đặt bộ điều khiển điện, khí nén hoặc tay gạt vì kết cấu của van chưa được lắp phần điều khiển. Cụ thể, với loại van này phần trục van sẽ được gắn liền với tán qua các lỗ bulong và để cố định bộ điều khiển chắc chắn, an toàn.
Về nguyên lý hoạt động, ban đầu chưa được cấp điện, khí nén van sẽ ở trạng thái đóng, ngăn không cho lưu chất đi qua. Khi tiến hành cấp điện, khí nén bi van sẽ nhận tác động từ phần điều khiển và dịch chuyển sang trạng thái mở, phân dục lỗ song song với dòng chảy, cho lưu chất đi qua.
Thông số kỹ thuật:
- Kích cỡ: DN15 – DN300
- Chất liệu: inox, gang, thép, đồng
- Bi van: inox hoặc thép
- Áp lực làm việc: max 16 bar
- Nhiệt độ hoạt động: 0 – 180 độ C
- Kiểu kết nối: lắp ren, lắp bích
- Bộ điều khiển: bộ truyền động điện, khí nén
- Dạng van: 2 ngã, 3 ngã
- Ứng dụng: nước, hơi nóng, khí nén
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc
Đặc điểm nổi bật của van bi có tán
Van bi có tán là lựa chọn lý tưởng cho các hệ thống đòi hỏi độ chính xác cao, áp suất lớn, và độ bền vượt trội.Với các đặc điểm vượt trội dưới đây:
- Phần tán giúp cố định bi van và giảm lực tác động lên bộ phận làm kín và làm giảm ma sát trong quá trình vận hành, kéo dài tuổi thọ của van.
- Được thiết kế để hoạt động trong các hệ thống có áp suất lớn, thường lên đến PN16 và nhiệt độ tối đa 180°C (tùy thuộc vào vật liệu).
- Gioăng làm kín có khả năng chống rò rỉ tuyệt đối, ngay cả khi hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt.
- Đa dạng cơ chế vận hành, tay gạt dễ dàng sử dụng cho các hệ thống nhỏ, bộ truyền động điện hoặc khí nén phù hợp cho hệ thống tự động hóa.
- Phù hợp với nhiều môi trường làm việc: nước sạch, dầu khí, hóa chất, nước thải…
- Cấu trúc đơn giản, dễ tháo lắp và bảo trì. Các bộ phận làm kín và tán cố định có thể thay thế mà không cần tháo toàn bộ van.
- Vật liệu chế tạo thép, inox, gang, đồng giúp van chịu được mài mòn và điều kiện khắc nghiệt, kéo dài tuổi thọ.
- Kích thước đa dạng từ DN50 đến DN1200 phù hợp với nhiều quy mô hệ thống và có thể tùy chỉnh vật liệu hoặc lớp sơn phủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đặc thù.
Hình thức vận hành chính của van bi có tán
Van bi có tán cũng tương tự các dòng van bi khác sẽ có các hình thức vận hành chính phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của hệ thống. Dưới đây là các phương thức vận hành phổ biến:
- Vận hành bằng bộ truyền động điện
Hình thức này sẽ sử dụng bộ điều khiển điện vận hành theo cơ chế hoàn toàn tự động để đóng mở van. Ưu điểm thời gian đóng mở nhanh, độ chính xác cao, điều khiển dễ dàng từ xa. Quan trọng là hoạt động được với van kích thước lớn, áp lực cao và điều kiện vận hành phức tạp. Tuy nhiên, về chi phí so với dạng tay gạt giá tương đối cao và khi hoạt động còn phụ thuộc vào nguồn điện.
- Vận hành bằng tay gạt
Đặc điểm sử dụng cần gạt để điều chỉnh van, khi cần đóng, mở chỉ cần quay phần tay gạt 1 góc 90 độ hoặc nhỏ hơn. Loại van này phù hợp với van kích thước nhỏ thường từ DN50 đến DN100. Ưu điểm đơn giản, chi phí thấp, không cần nguồn điện hay khí nén. Nhược điểm khó sử dụng cho các van lớn từ DN200 trở lên do dùng hoàn toàn bằng sức người để vận hành.
- Vận hành bằng bộ truyền động khí nén
Vận hành bằng bộ truyền động khí nén sử dụng nguồn năng lượng khí nén để điều khiển van. Với 2 dạng tác động đơn van tự động về vị trí ban đầu khi mất khí nén. Tác động kép sẽ cần khí nén ở cả 2 chu trình đóng và mở. Ưu điểm thời gian phản hồi nhanh, phù hợp với môi trường nguy hiểm không dùng điện. Hoạt động ổn định trong hệ thống công nghiệp lớn. Nhược điểm phụ thuộc vào hệ thống khí nén, chi phí đầu tư ban đầu cao.
Ứng dụng van bi có tán trong thực tế
Van bi có tán là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp nhờ khả năng hoạt động ổn định, chịu được áp lực và nhiệt độ cao. Điển hình có thể kể đến như sau:
- Trong ngành dầu khí giúp kiểm soát dòng chảy dầu thô, khí tự nhiên, và các sản phẩm hóa dầu.
- Trong công nghiệp hóa chất và hóa dầu
- Trong nhà máy sản xuất phân bón, nhựa hoặc hóa chất công nghiệp.
- Trong hệ thống cấp nước sạch và hệ thống thoát nước công cộng.
- Trong hệ thống hơi nước, dầu nóng và làm mát trong nhà máy nhiệt điện.
- Trong hệ thống PCCC tại các khu công nghiệp, tòa nhà hoặc cơ sở dầu khí.
- Sử dụng trong hệ thống cấp nước, dầu, và khí trên tàu thủy.
- Trong ngành sản xuất giấy và bột giấy…
Một vài lưu ý khi sử dụng van bi có tán
Trong quá trình sử dụng van bi có tán để đảm bảo hiệu suất, an toàn và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là một số lưu ý Wonilvn đã tổng hợp khách hàng nên bỏ túi:
- Lựa chọn loại van có nhiệt độ, áp lực và chất liệu tương thích với điều kiện môi trường cần lắp đặt.
- Chọn đúng đường kính danh định phù hợp với lưu lượng yêu cầu của hệ thống.
- Khi lắp đặt cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và chiều hướng mũi tên chỉ hướng dòng chảy trên thân van.
- Đối với van kích thước lớn, cần thêm giá đỡ hoặc khung cố định để giảm tải trọng lên đường ống.
- Khi vận hành van cần đóng/mở từ từ để giảm sốc áp lực, đặc biệt trong các hệ thống áp suất cao.
- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì đinh kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bao van vận hành ổn định.
- Van bi có tán được thiết kế chủ yếu để lắp bộ điều khiển tự động điện hoặc khí nén.
Hy vọng những thông tin trên đây về van bi có tán sẽ giúp quý khách hàng có thêm hiểu biết về sản phẩm. Tại Wonilvn chúng tôi luôn sẵn hàng, cung cấp full kích cỡ, chất liệu van bi Wonil các loại với giá cực tốt.. Nếu quý khách có nhu cầu chỉ cần liên hệ qua hotline, chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
>> Xem thêm bài viết:
- Van bi vi sinh – Inox 304, inox 316 – Chất lượng, bền bỉ
- Van bi thủy lực – Phân loại & ứng dụng – Wonilvn