Chất liệu PVC là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinyl chloride. Để hiểu rõ hơn về chất liệu này, cùng Wonilvn tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây nhé!
Chất liệu PVC là gì?
Chất liệu PVC tên tiếng Anh đầy đủ là Polyvinyl clorua, là một loại vật liệu được tạo ra từ tổng hợp nhân tạo vinyl clorua khi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Màu sắc đặc trưng của PVC là trắng hoặc vàng, không mùi và tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
Nguồn gốc hình thành:
- Ban đầu Vinyl clorua được tìm thấy bởi Henri Regnault vào năm 1835. Chất liệu PVC đến năm 1872 mới được phát hiện bởi nhà hóa học người Đức Eugen Baumann khi phơi ống nghiệm chứa Vinyl clorua dưới ánh mặt trời trong 4 tuần. Nhưng ở thời điểm đó, PVC chưa được công nhận.
- Đến năm 1912, nhà hóa học người Nga là Iwan Ostromislensky đã tiếp tục nghiên cứu và công nhận chất liệu PVC. Đồng thời, nhà hóa học người Đức của công ty Griesheim – Elektron cũng đã tìm ra quy trình sản xuất Polyvinyl Chloride. Sau đó, cả 2 đã nghiên cứu ứng dụng PVC vào sản xuất nhưng thất bại vì tính kém ổn định và độ giòn cao.
- Đến đầu năm 1926, tiến sĩ Waldo Semon đã nghiên cứu khắc phục được vấn đề đó nhờ phương pháp hóa dẻo và ông đã công bố PVC. Sau đó đến năm 1933, đã có nhiều dạng PVC được tổng hợp ở Mỹ và Đức. Nhưng đến năm 1937 PVC mới được sản xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh.
Tính chất của chất liệu PVC
Tính chất vật lý PVC
- Có dạng bột màu trắng hoặc màu vàng nhạt, tồn tại ở hai dạng chính: Huyền phù (PVC.S–PVC Suspension) có kích thước hạt lớn từ 20 đến 150 micron. Nhũ tương (PVC.E–PVC Emulsion) có độ mịn cao.
- Độ cứng từ thấp đến cao phụ thuộc vào các chất phụ gia.
- Không bị ngấm nước hoặc biến dạng khi tiếp xúc với nước.
- Tỷ trọng của PVC dao động từ khoảng 1,25 đến 1,46 g/cm³, cao hơn so với nhiều loại nhựa khác như PP, PE.
- Nhiệt độ nóng chảy của nhựa PVC lên đến 140°C.
- Không phai màu và không biến dạng dưới tác động của tia UV, có độ bền với ánh nắng mặt trời
- Không độc tính mà chỉ trở nên độc hại khi có chất phụ gia.
Tính chất hóa học vật liệu nhựa PVC
Chất liệu PVC có tính chất hóa học khá ổn định, không phản ứng với các chất vô cơ như axit, bazơ, muối. Tuy nhiên, PVC có khả năng phản ứng với các chất hữu cơ như rượu, este, amin,… Và có thể bị phân hủy bởi nhiệt, ánh sáng và các tác nhân oxy hóa.
Cụ thể, khi đốt cháy PVC sẽ tạo ra khí độc hại như dioxin, furan – chất độc hại có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh.
Ưu, nhược điểm của chất liệu PVC
Ưu điểm nhựa polymer PVC
✅ Trọng lượng nhẹ khoảng mức 1,5 đến 1,7 g/m3
✅ Kháng hóa chất tốt, làm việc tốt trong các ứng dụng liên quan đến hóa chất
✅ Khả năng cách điện ưu việt nhờ có điện trở suất cực lớn
✅ Chịu bền tốt, chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt, không bị han gỉ hay ăn mòn
✅ Chống cháy cực kỳ tốt vì chứa 50% clo, nhiệt độ cháy tối đa 455 độ C
✅ Dễ dàng gia công bằng nhiều phương pháp: ép đùn, thổi khuôn…
✅ Đa dạng với nhiều màu sắc và kích thước khác nhau
✅ Giá thành thấp
Nhược điểm PVC
✖️ PVC nguyên chất trong quá trình sản xuất cần thêm các chất phụ gia để tăng độ bền nhiệt
✖️ Ở mức nhiệt độ cao trên 120 độ C dễ cháy và phát ra khói độc
Ứng dụng vật liệu PVC trong đời sống
Với đặc tính vượt trội và giá thành hợp lý, chất liệu PVC đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều ngành công nghiệp và đời sống hàng ngày. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình thường gặp:
- Trong lĩnh vực sản xuất, ống nhựa dùng cho các công trình xây dựng, hệ thống tưới tiêu, đường ống ngầm…
- Sản xuất dây cáp điện sử dụng trong các hộ gia đình, nhà máy, khu công nghiệp…
- Trong sản xuất gioăng đệm cao su làm kín cho van công nghiệp, thiết bị đo nước, phụ kiện đường ống.
- Sản xuất đồ chơi trẻ em, thiết bị dùng trong y tế, bao bì…
- Trong sản xuất thảm lau sàn, băng rôn, đệm, áo mưc, bao bì…
- Trong sản xuất đồ gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, tủ bếp…
- Trong sản xuất quần áo nhờ khả năng chống thấm nước và nhiều màu sắc đa dạng.
- Trong sản xuất sàn nhựa, đồ nội thất…
Hy vọng những thông tin Wonilvn chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ được chất liệu PVC là gì, với nhiều ưu điểm vượt trội không có gì ngạc nhiên khi PVC được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống, lĩnh vực.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Gang là gì? Đặc điểm, phân loại, ứng dụng của các loại Gang
- Inox 304 là gì? Cách phân biệt INOX 304 – SUS304 chính xác
- Cao Su EPDM Là Gì? Đặc tính & Ứng Dụng Của Cao Su EPDM